Sự sống nhân tạo

Sự sống nhân tạo một khái niệm còn khá mới mẻ, so với trí tuệ nhân tạo dường như ít được sự quan tâm của giới khoa học chưa có một định nghĩa rõ ràng để miêu tả đầy đủ khái niệm này. Ranh giới giữa trí tuệ nhân tạo và sự sống nhân tạo rất khó xác định. Được hiểu là một khái niệm liên quan giữa khoa học máy tínhsinh học.[1] Liên ngành này được đặt tên bởi Christopher Langton, một nhà khoa học máy tính người Mỹ năm 1986.[2] Có ba loại sự sống nhân tạo chính,[3] được đặt tên theo cách tiếp cận: mềm,[4] từ phần mềm; cứng,[5] từ phần cứng máy tính; và ướt, trong hóa sinh. Sự sống nhân tạo bắt chước sinh học truyền thống bằng cách cố gắng "tạo ra" một số khía cạnh nào đó của các hiện tượng sinh học.[6] Thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thỉnh thoảng cũng được xem là sự sống mềm.[7]